Những Điều Thú Vị Về Xà Phòng

Những Điều Thú Vị Về Xà Phòng

Vì sao lại gọi là "xà phòng", không phải sản phẩm tẩy rửa làm sạch nào cũng là xà phòng, loại nguyên liệu tốt nhất cho xà phòng là gì?... là những điều chưa chắc ai cũng biết. Cùng Sanh Nhiên tìm hiểu thêm nhé.

Vì sao gọi xà phòng là… xà phòng?

Cách đây khoảng 5000 năm, ở núi Sapo xứ Babylon, người La Mã cổ đại đã tình cờ phát minh ra xà phòng qua việc thiêu động vật để tế thần linh. Mỡ của những con vật bị tế lễ lẫn với tro tàn có chứa chất kiềm tự nhiên, theo nước mưa trôi xuống sông Tiber. Người dân ở hạ lưu sông đã dùng hỗn hợp này để giặt quần áo. Cái tên “soap” trong tiếng Anh, hay “savon” trong tiếng Pháp được đặt dựa theo tên của dãy núi Sapo. Người Việt ta gọi sản phẩm này là “xà phòng” hoặc “xà bông” từ thời Pháp thuộc.

Mỡ của những con vật bị tế lễ lẫn với tro tàn có chứa chất kiềm tự nhiên, theo nước mưa trôi xuống sông Tiber. Người dân ở hạ lưu sông đã dùng hỗn hợp này để giặt quần áo
Mỡ của những con vật bị tế lễ lẫn với tro tàn có chứa chất kiềm tự nhiên, theo nước mưa trôi xuống sông Tiber. Người dân ở hạ lưu sông đã dùng hỗn hợp này để giặt quần áo - Ảnh: Internet

Không phải xà phòng nào cũng là… xà phòng

Để có được xà phòng, người ta phải tạo ra phản ứng xà phòng hóa. Đó là khi axit béo (trong dầu, mỡ động thực vật) kết hợp với dung dịch kiềm (NaOH hoặc KOH), tạo thành muối kiềm và glycerin. Muối kiềm trong phản ứng này chính là xà phòng.

Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm tẩy rửa dạng bánh, hay nhiều loại sữa rửa mặt, sữa tắm, dầu gội… chúng có thể là xà phòng, nhưng cũng có thể không phải xà phòng.

Phản ứng xà phòng hóa
Phản ứng xà phòng hóa - Ảnh: Internet

Để nhận biết một sản phẩm tẩy rửa có phải là xà phòng hay không, bạn có thể nhìn vào danh mục thành phần của sản phẩm: phải có ít nhất một loại dầu, mỡ động thực vật (dầu dừa, dầu ô liu, dầu cọ, mỡ bò, mỡ lợn…) hoặc vài loại axit béo, và cũng phải có kiềm (NaOH – sodium hydroxide hoặc KOH – potassium hydroxide).

Tại sao xà phòng thủ công đắt nhưng dễ tan?

Sau quá trình phản ứng xà phòng hóa, bên cạnh xà phòng, thì glycerin cũng là một sản phẩm được tạo ra. Glycerin có khả năng hút ẩm từ không khí, vì thế nó là một chất dưỡng ẩm cho da. Trong quy trình sản xuất xà phòng thủ công, glycerin được giữ trọn vẹn trong xà phòng, nhờ vậy, bánh xà phòng có khả năng dưỡng ẩm cao. Tuy nhiên nó rất dễ hút ẩm và đọng thành “những giọt mồ hôi” trên bề mặt. Bánh xà phòng cũng dễ mềm nhão khi ở trong môi trường ẩm ướt.

Xà phòng thủ công chứa glycerin tự nhiên nên dễ tan
Xà phòng thủ công chứa glycerin tự nhiên nên dễ tan - Ảnh: Internet

Còn ở quy mô công nghiệp thì xà phòng là một sản phẩm đại chúng, về cơ bản, nó chỉ cần đạt được mục đích làm sạch, không nhất thiết phải dưỡng da. Vì thế, glycerin được tách riêng khỏi xà phòng để đưa vào các sản phẩm đắt tiền hơn, như sữa tắm, kem dưỡng… Bánh xà phòng công nghiệp vì vậy rất cứng, rắn rỏi và lâu hao hơn xà phòng handmade.

Tại sao lại chỉ diệt 99,9% vi khuẩn?

Đừng vội trách các nhà sản xuất xà phòng sao không “có tâm” hơn, sao không làm ra thứ xà phòng có khả năng diệt 100% vi khuẩn. Vì thực tế, có một số vi khuẩn, vào cuối thời kì sinh trưởng, sẽ sinh ra nội bào tử có chức năng tự bảo vệ mình khỏi các tác nhân môi trường. Chúng là những vi khuẩn sẽ sống sót sau khi bạn rửa tay với xà phòng diệt khuẩn.

Bạn cũng không nên lo lắng vì “còn 0,1% vi khuẩn vẫn còn bám trên làn da của bạn”. Vi khuẩn hiện hữu ở khắp mọi nơi, trong không khí, và sống trong cả cơ thể của bạn, vì thế, ngay sau khi bạn tắm hay rửa tay là chúng đã lại bắt đầu phát triển trên da bạn rồi. Và hãy nhớ rằng không phải mọi loại vi khuẩn đều có hại. Có những loài còn rất có ích nữa kìa!

Dầu dừa – loại dầu lý tưởng nhất cho xà phòng

Để làm ra xà phòng, bạn cần một loại muối kiềm có khả năng làm sạch. Muối kiềm tạo ra từ dầu dừa được chứng minh là có khả năng làm sạch rất tốt. Hơn nữa, độ cứng và màu trắng tự nhiên càng khiến cho dầu dừa trở thành loại dầu được sử dụng nhiều nhất để làm xà phòng.

Muối kiềm tạo ra từ dầu dừa được chứng minh là có khả năng làm sạch rất tốt
Muối kiềm tạo ra từ dầu dừa được chứng minh là có khả năng làm sạch rất tốt - Ảnh: Internet

Theo thang đánh giá khả năng gây mụn (từ 0-5) thì dầu dừa đang nằm ở thang 4, là mức tương đối cao. Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng về khả năng gây mụn của xà bông làm từ dầu dừa, vì sau phản ứng xà phòng hóa, thì dầu dừa đã không còn là chính nó nữa rồi.

Những con số về xà phòng

- 5000 năm là lịch sử của xà phòng, kể từ khi sản phẩm xà phòng đầu tiên xuất hiện.
- Số nguyên liệu ít nhất bạn cần để làm ra một mẻ xà phòng, gồm có: dầu/mỡ của một loài động thực vật, NaOH, và nước.
- 1 – 2 tiếng là thời gian trung bình để bạn có thể tự làm ra một mẻ xà phòng ngay tại nhà. Nhưng để có thể sử dụng được mẻ xà phòng đó, bạn cần chờ thêm 2 – 6 tuần nữa.

     

    Nguồn: Tạp chí Đẹp

    Xem thêm:

    Quay lại blog